Phong cách lãnh đạo

0
2659
Phong cách quyền lực lãnh đạo hình thành và chuyển dịch theo xu hướng. Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, phong cách lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng
Phong cách lãnh đạo của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Putin

 

Phong cách quyền lực lãnh đạo hình thành và chuyển dịch theo xu hướng. Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, phong cách lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng:

– Do chức vụ, địa vị
– Do chuyên môn
– Do tố chất, quyền uy bẩm sinh
– Do hệ thống đem lại

Tham khảo:
>> Kỹ năng lãnh đạo và làm việc hiệu quả
>> Kỹ năng lãnh đạo 7 việc cần làm thực tế và 4E trong lý thuyết

Tuy nhiên, trong một xã hội văn minh, càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại càng giảm. Các bậc thang diễn biến của các quyền lực xã hội được biết đến là Phong kiến => Quận sự trị vì => Kỹ trị => Kinh tế trị => Luật trị. Trong xã hội tiến triển ở bậc càng cao, quyền lực đơn thuần do chức vụ đem lại càng phải ít đi và lãnh đạo càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn tập hợp.

 


Những tố chất quan trọng nhất tạo nên một phong cách lãnh đạo

Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau:

Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.

Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.

Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.

Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất… song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.

Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

 


Các tính cách và khả năng của lãnh đạo

Năm 1994, House and Podsakoff đã đưa ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình như sau:

1. Tầm nhìn:
2. Sự đam mê và đức hy sinh:
3. Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ:
4. Xây dựng hình ảnh tốt:
5. Gương mẫu:
6. Vai trò bên ngoài:
7. Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo:
8. Có khả năng phát động khi cần:
9. Khả năng cấu trúc tốt:
10. Khả năng truyền cảm:

Bản quyền thuộc abv, bài viết có tham khảo nguồn Wikipedia

 

Bài trướcKỹ năng lãnh đạo 7 việc cần làm thực tế và 4E trong lý thuyết
Bài tiếp theoKhuyến học tháng 8: tặng 1.500.000 đồng cho học viên mc dẫn chương trình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây