Phương Pháp Dạy Học hay còn được gọi bằng những cái tên như: Kỹ năng giảng dạy; Kỹ năng đứng lớp; Kỹ năng sư phạm… là những kỹ năng mà những giáo viên; sinh viên sư phạm; người làm công tác đào tạo quản lý hay thậm chí là những người hạn chế về khả năng diễn đạt cũng rất quan tâm. Ai cũng biết kiến thức là phải nhớ phải học nhưng quan trọng nhất đó là chỉ ra cách học và cách nhớ cho học trò của mình. Với khối lượng kiến thức như hiện nay thì việc thay đổi phương pháp dạy là điều quan trọng để truyền tải thông tin đến học viên nhanh nhất
“Phương pháp giảng bài của giáo viên khiến học sinh không hứng thú,” có rất nhiều giáo viên nói với tôi như vậy. Rõ ràng bài học kiến thức vẫn thế (chung 1 cuốn sách giáo khoa) nhưng mỗi Thầy Cô lại có một phương pháp dạy khác nhau. Kiến thức chuyên môn là quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là phải có phương pháp dạy tốt. Kiến thức nào cũng cần phải nhớ nhưng làm thế nào để học sinh nhớ ngay mới chính là vấn đề. Tôi nhớ thời phổ thông các bạn lớp tôi vẫn thường nói: tớ thích học môn do Cô A, Thầy B dạy; không thích môn do cô C dạy. Từ “Thích” ở đây rất chung chung, có thể giáo viên đó giảng dạy dễ hiểu; có thể chấm điểm “rẻ”; Có thể giáo viên ấy hiền, vân vân và vân vân.
Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển phương pháp giúp trẻ tự học được áp dụng từ khi mới vào lớp 1. Ở Việt Nam đã làm rất tốt việc dạy chữ nhưng dạy học thì còn phải bàn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân đó là chất lượng giáo viên, không thể phủ nhận nước ta có rất nhiều giáo viên nhưng có rất ít giáo viên giỏi. Đại bộ phận vẫn dạy theo phong cách thời bao cấp, người thầy giỏi phải là người trao cho học trò chiếc cần và dạy cậu ấy cách câu cá kiến thức chứ không phải trao cho cậu ấy con cá. Nền giáo dục đào tạo theo hướng hô hào đem con bỏ chợ, thậm chí vấn đề chuyên môn cũng rất kém.
Xem thêm:
>> Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và ngoài đời
>> Nhiều giáo viên “muối mặt” sau cuộc kiểm tra chất lượng
>> Những phương pháp giảng dạy hiệu quả trên thế giới
>> Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, một phương pháp giảng dạy hiệu quả cần phải dựa trên tiêu chí sau:
- Phát huy được tính sáng tạo trong đầu học viên
- Dễ hiểu với 95% học viên
- 95% Số lượng học sinh nắm bài ngay trên lớp
- Nội dung bài học ấn tượng sâu sắc trong đầu học viên
- Kết thúc đúng giờ.
Sau đây là những kỹ năng giảng dạy mà bạn có thể áp dụng để trở thành những giáo viên dạy giỏi hay những người làm công tác đào tạo quản lý chuyên nghiệp.
Phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ:
1. Sử dụng trình chiếu:
Power point; video; mindmap; âm thanh… những công cụ này sẽ giúp bài giảng của bạn rất có chiều sâu, đặc biệt giúp học viên hiểu nhanh hơn, hình dung vấn đề rất nhanh chóng, ví dụ bạn giảng về con trâu đi cày thì hãy chiếu video con trâu đang kéo cày ngoài ruộng thì bạn sẽ không cần phải miêu tả nhiều mà học sinh sẽ tự hiểu.
2. Các trò chơi:
Những phần quà; mảnh giấy; chia các nhóm để phát huy tinh thần làm việc đồng đội… Phần này sẽ giúp cho buổi học sôi nổi và đặc biệt bạn không cần phải nhắc học sinh ngáp ngủ. Với việc chia nhóm bạn sẽ tạo được không khí cạnh tranh giữa các nhóm về bài học, giúp học sinh phải tư duy sang tạo, biết đâu có rất nhiều ý kiến hay mà chính giáo viên cũng là người học hỏi được. Đây gọi là Học mà chơi – Chơi mà học, những nhà khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bộ não chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được tự do làm việc. Bài học của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi những đưa trẻ vui đùa với kiến thức bài học
Kỹ năng mềm (quyết định 75% sự thành công)
Phần này cực kỳ quan trọng bởi không phải lúc nào bạn cũng có các công cụ hiện đại trình chiếu; video; âm thanh… để hỗ trợ bài giảng. Những kỹ năng sau đây sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy trong giảng dạy mà bạn có thể mang nó trong đầu đi đến bất kỳ đâu trong hoàn cảnh điều kiện nào bạn cũng có thể trình diễn và làm cho bài giảng của mình trở nên hấp dẫn. Có thể ví đây như là khả năng hát không cần nhạc của một ca sĩ có kỹ thuật biểu diễn và chất giọng tuyệt vời.
Có rất nhiều những kỹ năng cần thiết nhưng tôi đã cô đọng lại 3 kỹ năng sau đây:
>> Kỹ năng thuyết trình
>> Kỹ năng giao tiếp
>> Kỹ năng sân khấu
Có thể nói phần này những ai có năng khiếu sẽ là một lợi thế, tuy nhiên nếu bạn không có năng khiếu thì đừng có lo, chỉ cần bạn nghiêm túc với lịch luyện tập của mình thì bạn sẽ làm được như Thomas Edition đã nói: “Genius is one per cent inspiration, ninety-nine per cent perspiration. “Tạm dịch là: “99% là mồ hôi chỉ có 1% là thiên phú.”
Những kinh nghiệm của tôi sẽ được cập nhật thường xuyên tại https://abv.edu.vn Chúc các bạn thành công!