Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết học thuyết trình nhanh nhất

3
40939

Kỹ năng thuyết trình là một trong kỹ năng mềm cần thiết để thành công, hay nói cách khác những người thành công là những người có kỹ năng thuyết trình rất tốt.

Chúng tôi xin phép hơi dài dòng trong phần này, mục đích là giúp bạn thay đổi ngay để nhận thấy điều kì diệu.

Nhiều người làm quản lý nhưng không thể có một bài thuyết trình, thuyết phục trước hội thảo, nhân viên. Đối với các bạn trẻ thiếu kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng thuyết trình nói riêng các bạn thường bị rụt rè và đánh mất cơ hội thể hiện mình trước đám đông.

Những bài viết rất hay về thuyết trình mà bạn nên xem:
Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình
Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và ngoài đời

Các chuyên gia, những người thành công đều có một nhận định chung rằng muốn trở thành quản lý lãnh đạo cấp cao chắc chắn bạn phải có rất nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng thuyết trình.

Nhiều bạn trẻ thành công nhờ thể hiện được bản thân mình trước đám đông trong các buổi hội thảo; chuyên đề; làm việc nhóm… và họ được những chuyên gia người quản lý nhận ra, từ đó họ có được những cơ hội tốt hơn trong công việc.

Những người mới thuyết trình chia sẻ rằng cảm giác chung khi đối mặt với khán giả là run, mất tự tin, sợ bị nói sai, sợ nói không hay, bị ấp úng, ngồi dưới thì nghĩ ra rất nhiều nhưng đứng lên trên thì hồn vía bay đi đâu không rõ… Không chỉ riêng người trẻ mà rất nhiều người lớn tuổi cũng có chung cảm giác này.

Bài viết này ABV chia sẻ với các bạn cách để có thể tự tin thuyết trình trong thời gian ngắn nhất.

Mở đầu bài thuyết trình – Kỹ năng giới thiệu bản thân không phải ai cũng biết

Trước khi bắt đầu chúng ta hãy cùng thử tưởng tượng. Các cuộc họp, các chương trình sự kiện khán giả chán nhất là phải nghe phát biểu. Ở các quốc gia phát triển, để làm lãnh đạo họ phải tranh cử, và kỹ năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông là một yêu cầu bắt buộc để chiếm được phiếu bầu.

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình tuyệt vời của Tổng thống Obama

Người có kỹ năng thuyết trình là người biết cách phát biểu, còn người thiếu kỹ năng thuyết trình là người chỉ biết đọc bài phát biểu và ru ngủ khán giả.

Mở đầu nhiều người thường giới thiệu: “Tôi tên là Nguyễn Văn A, tôi đến từ thành phố HCM”.

Đừng mở đầu như vậy, hãy bắt đầu với câu chuyện về bạn và tập cách xưng tên liên tục để khán giả nhớ đến bạn: “Minh Hà xin gửi lời chào thân ái tới toàn thể quý vị và các bạn, ngày hôm nay Minh Hà rất vui khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng quý vị và các bạn trong không khí ấm áp này”.

Như vậy đó, khán giả đã biết tên bạn là gì, đồng thời khán giả cũng thiện cảm với lời chào khiêm tốn từ bạn.

Tôi có nên đi học thuyết trình không?

Mặc dù là đơn vị đào tạo kỹ năng thuyết trình và MC dẫn chương trình lâu năm cho rất nhiều đài truyền hình nhưng điện ảnh ABV khuyên bạn “không nên đi học thuyết trình”, có hai lý do:

Thứ nhất: kỹ năng thuyết trình cần thực tế trải nghiệm không thể đến một sớm một chiều, bạn cũng cần một chút năng khiếu như: nói trôi chảy, sự dí dỏm, hài hước… chúng tôi đã từng đào tạo nhiều em, dù trang bị kỹ thuật rất tốt nhưng sự hiểu biết về kiến thức xã hội các em còn rất yếu, chúng tôi phải thay đổi phương pháp đào tạo bằng cách giao cho các em tham gia rất nhiều chương trình thực tế, từ đó các em mới làm được. Vì vậy cần trải nghiệm, học nhiều, làm nhiều sẽ giúp bạn quen dần mà thôi.

Thứ hai: các trung tâm kỹ năng ở Việt Nam đa số không có chất lượng tốt, họ chỉ tập trung vào doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu, nhiều người dạy thuyết trình nhưng bản chất là chém gió, người thuyết trình giỏi không nhất thiết là người phải hô hào, hò hét như chiếc thùng rỗng kêu to. Đa số người Việt Nam thu nhập thấp không có điều kiện tham gia khóa học chất lượng, còn các khóa học giá rẻ bị cắt xén quá nhiều để giảm chi phí thì không thể nào có chất lượng tốt, theo khảo sát có tới 95% người học thuyết trình không thành công do chất lượng chương trình đào tạo không đảm bảo.

Một học viên ABV chia sẻ kinh nghiệm học kỹ năng mềm

Kỹ năng thuyết trình không khó!

Nếu bạn là người có khiếu ăn nói thì tốt, nếu không có cũng chẳng sao. Quan trọng là bạn có cố gắng cải thiện nó hay không mà thôi

Vậy làm thế nào để tự tin thuyết trình trước đám đông?

Bạn hãy làm theo hướng dẫn của Điện Ảnh ABV dưới đây một cách nghiêm túc và chăm chỉ bạn sẽ có được điều đó.

Sự tự tin:

– Thứ nhất muốn tự tin các bạn có thể tập diễn và nói trước gương, các bạn lưu ý tập trung vào khả năng diễn xuất của ngôn ngữ cơ thể là chính >> Bí mật ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng giao tiếp

– Thứ hai các bạn quay video bài diễn đó tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm.

– Thứ ba bạn hãy chịu khó cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông.

– Hít thật sâu và chia sẻ sự lo lắng với mọi người nếu như bạn hồi hộp trước khi thuyết trình, phương pháp này giống như làm cho bạn nói ra được nhẹ lòng đi vậy. Larry King người giao tiếp tuyệt vời của đài CNN từng nói: “Tôi không có bí quyết nào ngoài sự chân thành và hài hước”. Vì vậy nói thật lòng sẽ khiến bạn không lo lắng hay sợ hãi.

– Hãy nghĩ đến sự reo hò của khán giả nếu bạn thành công, đừng nghĩ đến việc họ sẽ cười chê vì bạn nói sai. Vì nhiều bạn thường để nõi sợ hãi lấn át tâm trí.

Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt biểu cảm trong khi thuyết trình:

Một sai lầm chủ yếu trong thuyết trình đó là chúng ta quá tập trung vào nội dung bài viết mà quên mất một kỹ năng quan trọng khi thể hiện trước đám đông đó là kỹ năng diễn xuất. Bạn hãy cười thật tươi, nhấn nhá giọng nói, biểu cảm cơ mặt, di chuyển đều hai bên cánh gà, trên và dưới sân khấu. Sẽ không ai thích nghe một bức tượng biết nói nhưng cơ thể cứng đơ trên sân khấu.

Hãy phát âm chuẩn bằng cách nghe chương trình của các phát thanh viên đài quốc gia rồi đọc theo. Nếu chúng ta nói ngọng hay nói giọng địa phương khó nghe thì khán giả sẽ không thích.

Nhất thanh nhì sắc khi đọc bài thuyết trình cần lưu ý giọng phải có điểm nhấn trầm bổng có nhịp điệu (như một bài hát bạn sẽ thấy mở đầu nhẹ nhàng đến điệp khúc cao trào và kết thúc sâu lắng), đừng đọc đều đều một giọng sẽ ru ngủ khán giả đó. Cơ thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giọng nói, ví dụ khi bạn buồn giọng sẽ buồn, ngược lại bên trong mình vui giọng sẽ vui, vì vậy khi đến những đoạn cần buồn thì bạn hãy trùng cơ thể xuống, hãy xem bài  Lời dẫn chương trình mẫu, đúc kết từ những MC hàng đầu để rõ hơn về cách đẩy giọng nói.

Hãy giao lưu với khán giả:

Kỹ năng này giúp bạn thoải mái không bị bí từ và phụ thuộc quá nhiều vào giấy. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để khán giả tự nói chuyện với bạn và cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Thuyết trình không phải là một mình bạn nói, hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời, khán giả được tương tác sẽ hào hứng vào bị hút vào bài nói chuyện của bạn.

Hãy nói theo ý của khán giả một cách khéo léo rồi lồng quan điểm của bạn một cách thật hợp lý.

Ví dụ: “Chắc chắn các bạn đều mong muốn buổi thuyết trình này sẽ mang lại cho mình những kiến thức lý thú và tôi chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được điều tuyệt vời sau khi lắng nghe bài nói chuyện này”.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ.

Nội dung này được đề cập chi tiết tại bài:

>> Phương Pháp Dạy Học hiện đại dành cho giáo viên
>> Phương pháp giảng dạy hiệu quả trên thế giới

Những điểm quan trọng khi thuyết trình:

  • Giọng nói, lấy hơi bụng, phát âm chuẩn. Giọng nói có nhịp điệu
  • Trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng, thu hút và truyền cảm hứng cho người nghe.
  • Trang bị những kỹ thuật để “làm mát” và kiểm soát tâm trí khi bạn hồi hộp trước thời điểm thuyết trình
  • Chuẩn bị nội dung thuyết trình thành công bằng cách kết cấu các điểm chính vào một khung sườn chặt chẽ.
  • Chú trọng vào việc điều chỉnh ngữ điệu, tốc độ, ngôn ngữ hình thể, ánh nhìn cử  chỉ biểu cảm,. . . để xây dựng liên hệ tích cực với người nghe.
  • Vượt qua sự hồi hộp, lo lắng cũng như những nhân tố gây phân tán trong lúc thuyết trình.
  • Thu hút và duy trì sự quan tâm chú ý của người nghe bằng các kỹ thuật tương tác.
  • Sử dụng các kỹ thuật tương tác với khán giả để xác định và giải quyết các câu hỏi.
  • Các công cụ phần mềm hỗ trợ thuyết trình

Trên đây là những kiến thức rất cơ bản về kỹ năng thuyết trình để các bạn tự kiểm tra xem mình có thiếu kỹ năng này không? Ngoài ra các bạn hãy trau dồi thêm các kỹ năng như: giọng nói; ngôn ngữ cơ thể; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng giao tiếp… Các bạn hãy để lại những khó khăn mà đang gặp phải trong thuyết trình tại ô bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm ABV!

Bài viết này thuộc sở hữu độc quyền của andABV

Bài trướcLớp học làm phim miễn phí cho lứa tuổi học trò
Bài tiếp theoXúc động với hoạt động từ thiện cộng đồng của Hà Vy Fitness

3 BÌNH LUẬN

  1. Mình được đánh giá là biết giao tiếp. Nhưng với ng quen thôi ạ. Chứ đứng trước đám đông là tim đập thình thịch. Làm sao để có thể giữ bình tĩnh ạ
    Xin cảm ơn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây