Với cách dạy con của mình đã làm con mất sự tự tin và khả năng tự lập.
Với cách dạy con của mình tôi đã không giúp con phát huy tính sáng tạo
Với cách dạy con của mình tôi đã không giúp con hiểu những khó khăn bên ngoài cuộc sống là như thế nào
Với cách dạy con của mình tôi đã không giúp con tự tin thể hiện bản thân
Với cách dạy con của mình tôi đã không giúp con những kỹ năng cần thiết khi trưởng thành
Nhiều bậc Cha Mẹ bây giờ cũng giống như tôi đã từng làm như thế
Phóng sự dưới đây phần nào phản ánh Cách dạy con ngày nay khiến trẻ tiêu cực đến thế nào
Cách dạy con chưa bao giờ là dễ
việc định hướng cho con có một tương lai tốt vô cùng cần thiết. Là một phụ huynh Tôi đã từng rất quan tâm đến con như: Mua cho con loại sữa tốt nhất; quần áo đẹp; ngôi trường học tập tốt; các chương trình học thêm cho con ngoài giờ học chính; tôi cấm con những điều nguy hiểm, tôi không thể yên tâm để con tôi ra ngoài trong cái xã hội đầy nguy hiểm như hiện nay. Cách dạy con của tôi là luôn lo lắng và chỉ yên tâm khi Cha Mẹ bên cạnh con. Theo năm tháng lớn khôn con tôi trưởng thành và với bằng giỏi trên tay ra trường đi tìm việc vẫn rất vất vả. Tôi phải đi nhờ nơi này nơi nọ xin việc cho con. Một bài học rất lớn về cách dạy con mà tôi thấy nhiều gia đình cũng giống như tôi vậy.
Tham khảo:
>> Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình
>> Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và ngoài đời
>> Bí quyết học kỹ năng thuyết trình nhanh nhất
>> Phương Pháp Dạy Học hiện đại dành cho giáo viên
Tôi nhờ bạn tôi cho con vào làm ở công ty truyền thông, sau một tuần làm việc về nhà chưa kịp hỏi con thì nó đã nói với tôi: “Con chán công việc hiện tại phức tạp quá, Bố xin cho con công việc khác”.
Tôi nhận ra rằng tôi đã quá bao bọc con tôi làm nó không hiểu hết về những thực tế bên ngoài. Điều quan trọng nhất trong cách dạy con là để đứa trẻ hiểu thực tế, nó sẽ tự biết làm thế nào để thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường sống thay vì một phản xạ rất an toàn là về kêu Bố Mẹ “tìm việc mới”. Cách dạy con của tôi vô tình tạo ra những khuôn mẫu định sẵn làm cháu mất khả năng tư duy sáng tạo nên mỗi lần xử lý công việc cháu đều phải hỏi tôi. Chính vì cách dạy con của tôi là luôn dành cho con những điều tốt nhất nên khi lớn lên con tôi hình thành cuộc sống rất màu hồng và không tồn tại được khi cuộc sống trải qua những lúc khó khăn với chúng.
Tôi giật mình khi xem chương trình thời sự, sinh viên ra trường khó khăn trong tìm kiếm việc làm chủ yếu là thiếu kỹ năng. Đất nước ta không thiếu những tấm bằng giỏi nhưng lại thiếu những người kỹ năng làm việc giỏi. Bạn bè xung quanh cháu chỉ biết ỷ lại vào Cha Mẹ lo từ khi bé đến khi có công ăn việc làm.
Cách dạy con của Abramovich
Nhắc tới Roman Abramovich, người ta lại nhớ tới một trong những “đại gia” có cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới. Theo thống kê của Forbes năm 2013, Abramovich có khối tài sản 13,6 tỷ USD, xếp thứ 107 thế giới và thứ 13 ở Nga, đồng thời nổi danh khắp hành tinh với tư cách là ông chủ Câu lạc bộ Bóng đá Chelsea, một trong những đội bóng hàng đầu tại Anh quốc. Nhưng ông lại cho những đứa con của mình sống giản dị, tự lập và tiếp xúc với cách kiếm tiền và tiêu tiền từ nhỏ
Ba và Mẹ dạy con rất khác nhau
Ít có gia đình nào cả ba và mẹ giống nhau trong cách dạy con. Mẹ thường mềm lòng thương con mà làm hộ con, còn ngược lại bố thường để con tự làm, như thế không phải là bố không thương con mà đơn giản bố muốn trang bị cho con những kỹ năng để sau này dù chỉ một mình thì con cũng biết cách bảo vệ mình.
Cách dạy con của người Nhật Bản
Cũng cần nhắc đến cách dạy con của người Nhật bản như một tấm gương về cách dạy con mà rất nhiều quốc gia cần học hỏi. Ở trường các em được rèn đạo đức, tính tự lập, sự sẻ chia, cách vượt qua khó khăn… đây là những thứ rất thực tế của cuộc sống mà sách vở hiện nay đang chưa làm được. Một thanh niên chững chạc, cởi mở, tự tin luôn dễ dàng được mọi người yêu mến và tốt cho con đường thành công sau này.Theo một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ năm 2003 thì Điều quan trọng trong cách dạy con mà Cha Mẹ cần làm là:
1. Hãy để trẻ tự làm từ những việc nhỏ nhất như: tự xúc cơm; tự tắm; tự đứng dậy khi ngã; tự nhận lỗi…
2. Cho trẻ tham gia các hoạt động thực tế nâng cao kỹ năng mềm giúp trẻ tự tin ngay khi còn nhỏ. Hãy làm mẫu cho trẻ một lần và để trẻ tự làm lần sau (tuyệt đối không làm hộ trẻ)
3. Đừng cấm con mà hãy giải thích cho con vì sao không nên: Thay vì “Mẹ cấm con trèo lên đó” thì hãy nói “Trèo lên đó sẽ khiến con bị ngã đau đấy”.
Thương Nguyễn – Điện ảnh ABV