Kỹ năng giao tiếp: 12 mẹo trong nghệ thuật giao tiếp!

0
7285

Kỹ năng giao tiếp thường xuyên được sử dụng, chính sự tinh tế, ứng xử khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp bạn đạt tới một nghệ thuật, gọi là nghệ thuật giao tiếp. Nói về kỹ năng giao tiếp một cách học thuật thì:

Khái niệm giao tiếp

Là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối tượng có thể hiểu những thông điệp truyền đi

Các chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có 4 chức năng cơ bản : Kiểm soátTạo động lựcBày tỏ cảm xúcThu nhận thông tin.

  • Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền có thể đưa ra một số yêu cầu mà các nhân viên dưới quyền phải tuân thủ.
  • Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách hình thành các mục tiêu cụ thể, thông tin phản hồi về sự tiến bộ của cá nhân, tăng cường các hành vi mong muốn, tất cả đều tạo nên động lực lao động và cần có giao tiếp.
  • Đối với nhiều nhân viên, nhóm làm việc là môi trường chủ yếu để các thành viên bày tỏ sự thất vọng, cảm giác mãn nguyện.

Chức năng cuối cùng của giao tiếp là cung cấp thông tin mà các cá nhân và các nhóm cần đưa ra quyết định

Phân loại giao tiếp

  • Giao tiếp nội tâm
  • Giao tiếp ứng xử
  • Giao tiếp theo nhóm nhỏ
  • Giao tiếp cộng đồng
  • Giao tiếp tập trung
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ

Các phương tiện giao tiếp cơ bản

Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:

– Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là: Khách quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm.

– Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu… Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.

Nếu giao tiếp mà học thuật thế bạn có cảm thấy khó áp dụng không nào? Để thực tế hơn, ABV xin hướng dẫn bạn bằng một bài viết đơn giản mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Nhiều bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi mở đầu hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn giao tiếp tự tin hơn nhé!

Bài trước đây bạn nên xem để rèn luyện sự tự tin: Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình

1. Chuẩn bị gì trước khi giao tiếp

Trước khi bắt đầu một cuộc hẹn, bạn nên chuẩn bị một số chủ đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến bạn và anh ta.

2. Gặp nhau nên nói gì trước tiên.

Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của người nói chuyện và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy giao tiếp bằng các câu hỏi mở.

Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào. Sử dụng câu hỏi mở bạn sẽ khai thác được nhiều thông tin và nếu biết nhiều thông tin bạn sẽ dễ nói chuyện.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác.

Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực.

Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về vấn đề…? “Bạn đã bao giờ nghe…” …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà.

Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng.

Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị.

Ví dụ “Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!”
Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Bài trướcMC nhí dễ thương – bản tin 1/6 Quốc tế thiếu nhi
Bài tiếp theoMC Nhí Đức Anh – Bản tin Bát Phở Nóng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây