Kỹ năng mềm cho sinh viên

0
2535

Kỹ năng sống hay còn gọi là kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo chính quy, các bạn sinh viên cũng cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng mềm (soft skills) để có thể dễ dàng tìm được những công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp chẳng hạn như những kỹ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý xung đột và khủng hoảng, làm chủ bản thân, thuyết trình… Kỹ năng mềm không chỉ cần thiết cho cuộc sống mà còn là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi chúng ảnh hưởng lớn đến việc người lao động có hoà nhập được với môi trường làm việc và đạt hiệu suất công việc cao hay không. Vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Xây dựng một xã hội làm việc và hơn thế là làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn, chúng ta còn phải quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng. Cần nhận thức rằng không chỉ người lao động cần mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý… cũng rất cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng cho bản thân. Đặc biệt với đội ngũ lao động tương lai như học sinh, sinh viên càng nên được phổ cập và hỗ trợ để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ. Tuy nhiên, ngay từ trên giảng đường đại học, không phải sinh viên nào cũng được trang bị tốt các kỹ năng thiết yếu này.

 

Theo điều tra của Bộ LĐ-TB và XH, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc. Thiết nghĩ, tiến hành đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập.

 

Sau đây là 25 kĩ năng cơ bản về soft skills:
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)

Tuy nhiên để việc đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải tiến hành từng bước, đồng loạt, đặc biệt là đào tạo chất lượng diễn giả. Và trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, chúng ta cũng không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. Để đạt được điều này, sự kết hợp và trợ giúp của nhiều chuyên gia, các tổ chức giáo dục, tuyên truyền, cơ chế chính sách về giáo dục của Nhà nước và nhận thức của toàn xã hội là rất quan trọng.

Bài trướcLàm sao để không bỏ cuộc
Bài tiếp theo5 lời khuyên thành công – kỹ năng dành cho bạn trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây