Sửa giọng địa phương, sửa ngọng, để có một một giọng nói chuẩn (phần 1)

5
46274

Phần đầu tiên Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 1) chúng tôi sẽ giúp sửa ngọng dấu hỏi; Phần thứ 2 Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 2) là cách sửa ngọng dấu ngã;  Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 3) CÁCH SỬA lỖI PHÁT ÂM E – O

Nhất thanh nhì sắc, một giọng nói hay dễ chạm đến trái tim người nghe. Ai cũng mong muốn mình không mắc phải những vấn đề về phát âm, giọng nói, sửa những lỗi hay gặp phải trong phát âm để có một giọng nói chuẩn. Hãy xem: Tuyển tập cách luyện giọng nói hay để bổ sung vào kho tàng giúp bạn có một giọng nói hoàn hảo. Để nói chuyện tự tin các bạn xem bài: Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình, những bài bạn có thể cũng cần đến:

>> Tìm hiểu kĩ năng diễn thuyết – nói chuyện trước công chúng
>> Bí quyết học kỹ năng thuyết trình nhanh nhất

Sau đây sẽ là cách giúp sửa lỗi trong phát âm để có một giọng nói chuẩn.

SỬA NGỌNG DẤU HỎI

1. Âm tiết mở bằng nguyên âm đơn:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cẩ các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ 2 là nguyên âm của âm tiết nhưng mang thanh nặng.
– Ví dụ: Tủ = tù + ụ => Cái tủ, Cả = cà + ạ => tất cả, Rổ = Rồ + ộ => Cái rổ, Tẻ = tè + ẹ => Gạo tẻ, Củ = cù + ụ => dưa củ…

2. Âm tiết mở bằng nguyên âm đôi:

– Cách nói: Âm tiết đầu là tất cả các âm vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh huyền , âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ơ/ mang thanh nặng /Ợ/
– Ví dụ: Của = cùa + ợ, Rửa = rừa + ợ, Tỉa = tìa + ợ

3. Âm tiết khép bằng nguyên âm ngắn: /i/ hoặc /u/

– Khái niệm: Âm tiết khép là những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p,t,k/).
– Ví dụ : Lâm nghiệp, theo đuổi, cần câu, cơn bão, con heo … (những chữ O ở cuối câu trong các trường hợp trên là biểu thị âm /U/)
Âm tiết khép bằng /i/ hoặc /u/ mang thanh hỏi như: chổi, bưởi, tuổi, tài, khẩu, tẩu, cầu, bảo, đảo, chảo…
– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ hai là nguyên âm ngắn như mang thanh nặng:
– Ví dụ: cái CHỔI = cái CHỒI + Ị
hòn ĐẢO = hòn ĐÀO + Ụ

4. Âm tiết khép bằng phụ âm mũi:

Trong Tiếng Việt , chỉ những âm tiết khép bằng các phụ âm mũi sau đây mới mang thanh HỎI hoặc thanh NGÃ: /m/, /n/, /nh/, /ng/
– Ví dụ: lẩm bẩm, tản mạn, mảnh khảnh, lủng củng
– Cách nói: Âm tiết đầu là toàn bộ âm tiết đó nhưng mang thanh huyền, âm tiết thứ hai là nguyên âm /Ư/ ( nhưng phát âm giọng mũi và mang thanh nặng /Ư/
– Ví dụ: BẢN = BÀN +Ự, NHẨM = NHẦM + Ự,
CẢNH = CÀNH + Ự, ỦNG = ÙNG + Ự

BÀI TẬP LUYỆN PHÁT ÂM DẤU HỎI(?)

Bài tập 1: Luyện phát âm trong các từ

1. Tỉ mỉ, lẻ tẻ, lả tả, lở tở, tỏ vẻ, đổ bể, thủ thỉ, kể lể, chỉ chỏ, rủ rỉ, lử đử, bỉ vỏ, nhỏ nhẻ, hể hả, hỉ hả, ngủ nghỉ.
2. Gia phả, chú rể, thổ phỉ, mồ mả, thợ mỏ, dao mổ, sứt mẻ, máu mủ, cửa mở, xả, chim sẻ, đon đả, răng vổ, sách vở , ăn phở, quang phổ, quan phủ, ghẻ lở.
3. Bẩn thỉu, lủi thủi, lảo đảo, chỉ bảo, ẻo lả, của cải, cởi mở, xởi lở, sở quẻ, lải nhải, vui vẻ.
4. Lảng vảng, đủng đỉnh, tủn mủn, thả lỏng, chểnh mảng, lỉnh kỉnh, lủng củng, ngủng nghỉnh, lủng lẳng.
5. Lủng liểng, thỉnh thoảng, lẻng xẻng, khủng hoảng, cản trở, đỏng đảnh, lẩn thẩn, tủm tỉm.
6. Cửa để mở, bổ quả bưởi, giỏ chảy vải, nhổ củ cải, cảnh khổ sở, cửa sổ để ngỏ, ngủ phải mở cửa sổ đẻ thở, chỉnh sửa bảng, biểu điểm phải tỉ mỉ kẻo hỏng, bảng biểu phải bỏ, kẻo trẻ hiểu sửa đổi biểu điểm chuẩn. Sửa đổi điểm của trẻ phải kiểm điểm.

Bài tập 2: Bài đọc hỗn hợp:

Bác Bảy Hiểu nổi tiếng làm vườn giỏi ở đất Quảng. Bác Hiểu đã 77 tuổi nhưng khỏe lắm. Bác Bảy Hiểu thủ thỉ kể lể: bác thích làm vườn từ thuở nhỏ. Lúc còn trẻ bác hăm hở học hỏi, nghe người cao tuổi chỉ bảo tỉ mỉ từ trồng cây cảnh, làm rau quả, đến làm vườn quả.
Vườn quả của bác Bảy Hiểu rất tình cảm, tình hình xởi lời, cởi mở, vui vẻ. Bác rủ rỉ kể lể: Xưa bác khổ lắm, vất vả làm việc không nghỉ ngơi, mong mỏi có vườn quả, gọi là chút của cải, để lúc tuổi già đỡ khổ. Bác bảo, trông quả không phải để chỉ một mình chủ độc hưởng. Bởi vậy ai đến chơi bác Bảy Hiểu lại chảy quả mời ăn thử. Trong vườn nhà bác luôn treo sẵn giở chảy quả. Mùa vải bác mang giỏ ra để bẻ vài chum, mùa bưởi bác rủ cả khách mang rỏ ra chảy bưởi, mùa ổi khách tự trèo cây để chảy ổi. Bác Bảy Hiểu hể hả nhìn khách thưởng thức thành quả của Bác.

Phần 2 Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 2)
Phần 3  Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 3)

Bài trướcDu học Nhật Bản – Vừa học vừa làm 2000 USD/Tháng
Bài tiếp theoandABV đội ngũ giảng viên kỹ năng sống chuyên nghiệp

5 BÌNH LUẬN

  1. Muốn đăng ký lớp học thay đổi giọng nói địa phương như bạn Mỹ Linh thì đăng ký thế nào vậy ạ?Chỉ em với ạ.Em đang ở Hà Nội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây